Hôm nay, 5/11/2013, Ấn Độ sẽ phóng một con tàu vũ trụ từ Trung tâm vũ trụ Ấn Độ nằm trên đảo Shrikarikota và đích đến của nó chính là sao Hoả. Tên của con tàu vũ trụ này là Mangalyaan, có nghĩa là “Tàu sao Hoả” trong tiếng Hindu. Dự kiến con tàu này sẽ mất 300 ngày và vượt qua quãng đường 776 triệu km để tiến vào quỹ đạo của sao Hoả nhằm thực hiện các nghiên cứu về địa chất và bầu khí quyển của hành tinh này.
Trên tàu có 5 thiết bị dùng để nghiên cứu về hệ thống thời tiết của sao Hoả trong nỗ lực khám phá về những thứ đã xảy ra với nguồn nước có thể từng tồn tại trên hành tinh này. Ngoài ra thì các nhà khoa học Ấn Độ hy vọng sứ mệnh này sẽ giúp chứng minh công nghệ và khả năng của họ trong việc khám phá các hành tinh thuộc hệ mặt trời cũng như tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề trên trái đất.
Chúng tôi có rất nhiều để hiểu về vũ trụ, hệ thống năng lượng mặt trời mà chúng ta đang sống, và nó là nhiệm vụ đầu tiên của con người cần khám phá.Chúng tôi muốn sử dụng các cơ hội đầu tiên để đặt một tàu vũ trụ và cho nó quay quanh xung quanh sao Hỏa một cách an toàn, sau đó tiến hành nhiều thí nghiệm có ý nghĩa và tiếp sức cho cộng đồng khoa học biết thêm những điều mới.
Nếu thực hiện thành công sứ mệnh này, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia/liên minh thứ 4 đến được sao Hoả sau Liên bang Soviet, Mỹ và một nhóm các quốc gia châu Âu. Việc phóng một con tàu vũ trụ đến sao Hoả là một thử thách thực sự mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Tính đến hiện tại 23/40 sứ mệnh chinh phục sao Hoả được thực hiện bởi nhiều quốc gia trên thế giới đã gặp phải thất bại. Trong đó, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã từng thất bại trong quá khứ.
Theo: Slashgear
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét